– “Điện Toán Đám Mây” là gì?
– Tại sao người người lại ca tụng nhiều về nó trong những năm gần đây?
– Có những điện toán đám mây nào mình đang dùng mỗi ngày?
vv.v.v…..
Mình sẽ cùng mọi người giải khai nhé!
Trước tiên, chắc chắn trước khi đọc bài này, mọi người đã từng đọc qua các bài viết khác nói về Điện Toán Đám Mây – Cloud Computing rồi đúng ko?
(Trong suốt bài mình sẽ dùng cụm từ Cloud Computing cho chuyên nghiệp nhé hehe thói quen tốt khi làm với các công nghệ đó là sử dụng cụm từ tiếng Anh thuần, ko dịch sang ngôn ngữ khác)
Trong bài này, mình sẽ diễn giải cụm từ này bằng một góc nhìn mới lạ. Và đây là view của mình, sau hơn 7 năm làm việc mình nhận ra được!
Theo như các bài viết khác, “Cloud Computing là tập hợp các tài nguyên máy tính để cung cấp các dịch vụ qua web”. Nếu nói như vậy thì những dịch vụ lưu trữ file như Google Drive, mediaFire,… thậm chí là Facebook có phải là Coud Computing ko?
Rõ ràng là KHÔNG rồi. Vì thế cách định nghĩa như trên là chưa đúng và không đầy đủ.
Nếu cho mình đình nghĩa lại, mình sẽ nói “Cloud Computing là hệ thống cung cấp hàng loạt các dịch vụ thay thế cho các Data Center tại local”. Định nghĩa này mới thể hiện được khả năng của Cloud Computing theo định nghĩa xưa.
Nhưng thời nay, với kinh nghiệm bản thân, mình thấy Cloud Computing phải bị thu hẹp lại. Còn bây giờ Cloud rất rộng lớn => nên gọi chung là Cloud – nơi cung cấp các dịch vụ qua internet mà người dùng chỉ cần có internet là cơ thể sử dụng được.
Thế theo định nghĩa bởi Coder Lang Băm, thì Cloud Computing là nói về các dịch vụ Compute trên Cloud. Oke? Easy?
Khi bạn đã phân biệt được Cloud và Compute trên Cloud, khác nhau cái gì thì tiếp theo mình sẽ giải thích cặn kẽ về Cloud Computing nhé!
Ngược dòng thời gian khoảng 10 năm về trước, lúc đó cloud cũng chưa phát triển. Mình vẫn còn nhớ rõ, thời đó muốn thuê máy chủ (server) để triển khai 1 cái web lên cung rất mất công. Đầu tiên là phải kiếm người cung cấp dịch vụ đó, rồi gửi mail, gọi điện thoại nói muốn dùng server loại nào, hệ điều hành gì, cấu hình yếu hay mạnh,… rồi … chờ. Haha, là chờ đó, có lúc cuối tuần mình muốn chỉnh sửa gì, phải chờ tới thứ 2 tuần sau mới có người hỗ trợ 🙁 Rồi giá cũng mắc nữa, một khi đã thuê là phải trả cả tháng luôn. Ngoài ra còn các vấn đề nhức nhối như: làm sao để bảo lưu data của mình? Ai dám đảm bảo data của mình không bị người quản lý server lấy cắp?
Và 1 nguy cơ anh hưởng cục lớn tới hệ thống của bạn đó là nếu lỡ người cung cấp máy chủ bị rớt mạng thì sao? Cáp mạng bị cá mập cắn,… thế thì web của bạn sẽ không thể cung cấp dịch vụ cho người dùng, ảnh hưởng tới công việc của bạn.
Đó là những lý do nhức nách khiến cho thế giới phải thay đổi, Cloud Computing lên ngôi.
Bạn thử nghĩ xem sẽ ra sao nếu không chỉ khắc phục được các vấn đề mà mình đã nêu ra bên trên mà còn cung cấp thêm nhiều lợi ích khác nữa???
YEAHHHHH! Yahooooo!
Phê đúng ko các bạn. Vậy mình sẽ liệt kê danh sách các lợi ích chung khi dùng Cloud Computing nhé!
- Đầu tiên, cái nhiều người nghĩ tới nhất là giá đúng ko 😀 mình thấy giá là cái mà dễ thu hút người khác nhất. Khi nghĩ về giá trên Cloud, bạn phải học thuộc cụm từ “pay-as-you-go” – “ăn bánh trả tiền, ăn nhiu trả bấy nhiu” =]]] chắc là đủ hiểu nhỉ. Mình chỉ tốn tiền khi mình dùng, khi ko dùng nữa sẽ tốn rất ít hoặc là ko tốn luôn!
- Tiếp đến là có nhiều sự lựa chon cho cấu hình máy: đủ số cấu hình để cho phù hợp với các loại nhu cầu của người dùng. Ngoài CPU, RAM, Disk, Network,… thậm chỉ cả card màn hình cũng cung cấp luôn.
- Khả năng co dãn (scaling):
- Thay đổi cấu hình: có thể thay đổi cấu hình tùy ý theo ý muốn, nhanh gọn, không cần thông qua đội hỗ trợ
- Thay đổi số lượng server: muốn tăng hay giảm số lượng server dễ dàng
- Siêu việt việc bảo lưu dữ liệu mà giá vẫn rẻ, lại còn thêm tính năng tự động
- Còn nữa, bảo vệ tốt dữ liệu với nhiều phương thức mã hóa
- Monitoring: à ừm từ này mình chả biết dịch sao, đơn giản là sự tiện lợi khi muốn theo dõi server của bạn, bao gồm cả log của server
- vv.v.v…..
Và còn nhiều vãi ra nhưng chắc mình để sau khi tới từng dịch vụ sẽ nói rõ nhé.
Vậy là đã đủ thông tin rồi, mình tin với số thông tin này đủ để các bạn có cái nhìn tổng quan về Compute trên Cloud.
Hẹn gặp lại mọi người trong bài tiếp theo đó là học về AWS EC2 – dịch vụ cung cấp Compute cơ bản nhất của AWS tại đây.