AWS#0002 – Kiến trúc cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS _ Lvl-100

“Xây nhà thì cần xem đất, vậy xây dựng hệ thống phần mềm thì cần xem cơ sở hạ tầng của platform mình dùng!”

Mình có làm clip giải thích trên youtube, sẽ có nhiều cái mình viết ra không đủ diễn ta hết, mọi người coi clip để rõ hơn và sinh động hơn nhé!

Tải slide bài học tại đây nhé!

Như bên trên mình đã nói, việc develop và thiết kế 1 hệ thống phần mềm cũng giống như việc bạn xây 1 căn nhà vậy. Điều đầu tiên cần quan tâm tới chính là cơ sở hạ tầng mà hệ thống mình sẽ chạy trên đó. Các bạn phải có kiến thức về sơ sở hạ tầng đó, quy định cách xậy dựng như nào, việc communication bên trong đó nền tảng đó ra sao,…

Cho nên trong phạm vi bài viết này, mình sẽ nói về aws global infrastructure (cơ sở hạ tầng của aws).

Với AWS Global Infrastructure, 3 term (định nghĩa) chính sau:

  1. Region (vùng/khu vực địa lý)
  2. AZ (Availability Zone – có thể hiểu như là 1 data center của AWS)
  3. Edge Location (Các khu vực vùng ven)

I. AWS Region:
Các bạn có thể hiểu đơn giản nó là tên gọi để chia nhóm quản lý các cụm máy chủ của AWS theo từng khu vực địa lí. Ví dụ: Tokyo region, Singapore region, Hong Kong region,… Có tất cả 22 regions tính tới thời điểm hiện tại (March/2020).

II. Availability Zone (thường hay được viết tắt là AZ):
1 AZ được coi tương đương như 1 data center, là cụm máy chủ của AWS giúp chạy và vận hành hầu như toàn bộ các dịch vụ AWS tại đó. Và thường thì mỗi Region sẽ có 3 AZs. Các AZs này vì được đặt chung 1 khu vực địa lí và được thiết lập liên kết bằng các đường truyền tốc độ cao nên việc truyền tải dữ liệu trong cùng 1 Region rất là nhanh. Ngoài ra còn miễn phí data transfer giữa các AZs trong cùng 1 Region.
Ngoài ra còn có một loại khác đó là Local Zone (LZ).LZ là một zone tại local giúp cho việc rộng region tới người dùng dễ dàng hơn với tốc độ đường truyền low latency. Tính tới thời điểm hiện tại (2020) thì chỉ có region US West (Oregon) là có support 1 LZ us-west-2-lax-1a .

Chúng ta có nhiều cấp độ như trên thì làm sao biết được mỗi aws service sẽ có scope như nào? Các bạn xem hình dưới nhé!

Như hình trên ta thấy có 3 cấp độ, đó là Global Infrastructure, Region và AZ. Ứng với mỗi loại service sẽ có scope quản lý tương ứng. Ví dụ như khi tạo EC2 instance (máy ảo EC2) thì người dùng sẽ phải define chính xác muốn máy ảo đó được chạy tại AZ nào, và ko thể đổi máy đó sang AZ khác được khi mà đã tạo xong. Tương tự với dịch vụ S3 hay IAM, Trust Adviser. Vì số lượng dịch vụ của AWS rất nhiều nên ở trong bài này mình chỉ thiệu sơ qua 1 vài service thôi. Khi vào detail từng service, mình sẽ nhắc lại cho các bạn nhớ.

III. Edge Location (tạm dịch là Vùng Ven nhé haha)
Edge Location (EL) là các cụm máy chủ được phân bổ nhiều hơn trên toàn thế giới, mục đích là để cache lại dữ liệu cho dịch vụ AWS có tên là Cloudfront. Cloudfront là 1 dịch vụ về CDN, các bạn có thể xem tại đây.
Regional Edge Cache (REC) cũng là 1 loại Edge Location nhưng với chất performance cao hơn.
Và cả 2 loại ELREC đều đc quản lý hoàn toàn bởi AWS, nên mình ko cần phải quan tâm tới việc sử dụng nó nhé.

###############################################################

Ngoài ra còn có 2 loại mới được AWS cung cấp, mình cũng muốn liệt kê ra luôn để các bạn có 1 chút thông tin về nó:

Outposts: là 1 tủ rack chứa các máy tính được lắp đặt sẵn. Khi khách hàng muốn dùng dịch vụ này, AWS sẽ chở tủ máy tới tận nơi của khách hàng và chỉ cần cắm điên, cắm dây mạng là có thể sủe dụng. Trong tủ máy chủ này được cài 1 số service basic của AWS, vì vậy khách hàng sẽ được dùng tới tốc độ kết nối nhanh và tự mình quản lý được tủ máy chủ đó. Thường thì những công ty có yêu cầu cao về bảo mật thì sẽ dùng dịch vụ này.

Wavelength Zone: Là 1 dạng để mở rộng zone tới nhiều vùng khác nhau và được kết nối qua mạng 5G – tốc độ cực nhanh và dễ dàng cài đặt.

Okay, mình đã giới thiệu xong các thành phần cực kì cơ bản của AWS Infrastructure rồi, việc ứng dụng nó như nào thì vào mỗi service mình sẽ nói chi tiết hơn bởi vì mỗi trường hợp có 1 usecase khác nhau. Cho nên sẽ ko thể nói hết ra 1 lúc trong 1 bài viết được.

Cảm ơn mọi người đã xem và nhớ ủng hộ mình bằng cách subscribe Youtube Channel của mình để có thể nhận được clip mới sớm nhất nhé. Đó cũng là động lực cho mình làm tiếp các bài tiếp theo.

Hẹn gặp lại mọi người ở bài Làm thế nào để không mất tiền oan khi sử dụng dịch vụ của AWS?.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *