Làm sao để lấy 5 AWS Certifications!

Mình đã hoàn thành 5/7 trong AWS Certification Path của mình vào ngày 21/Oct/2017. Một cảm giác khá là phần khích khi hoàn thành đuợc cái gì đó theo plan mình đề ra.

Đối với VN thì AWS Certification chắc cũng không quá nổi vì khá ít công ty làm về cloud, thị trường lớn nhất với VN vẫn đang là web, server application, mobile application,… Tuy nhiên mình tin vẫn có nhiều bạn đang nhắm tới đống chứng chỉ này. Chỉ đơn giản là trong suốt thời gian mình ôn luyện, mình tìm thấy được rất nhiều bài viết hay, mỗi người chia sẽ 1 ít này, 1 ít kia và giờ mình cũng muốn gửi trả lại cho cộng đồng 1 chút gì đó.

Đơn giản: “Cho đi là nhận lại” ^^!

Đầu tiên minh sẽ giải thích sơ về hệ thống chứng chỉ của AWS.

  1. Số Lượng: Vào thời điểm mình viết thì có tổng cộng 7 certs (certifications – mình viết tắt cho nhanh nhé :D)
  2. Cấp Độ: cay 3 cấp độ: Associate ————————> Specialty –> Professional
    1. Associate: Theo như các bạn cũng thấy thì Associate là cấp độ dễ nhất. Thực sự là rất dễ nhé các bạn. Nội dung thi chỉ hỏi phần bề nổi của các AWS services liên quan, ít chuyên sâu và số lương services trong đề cũng ít.Nhưng mình vẫn thi rớt bằng associate 2 lần 🙁 (ngại qué) Riêng Architecture Associate thì vẫn rộng hơn 1 chút nhưng hỏi nông.
    2. Professional: Cấp khó nhất là Professional. Đúng với cái tên của nó, cấp độ này khó vì những lý do sau: hỏi sâu, hỏi rộng, hỏi dài (1 câu hỏi dài nửa màn hình @@ gấp 2x Associate), lượng multiple choice nhiều (multiple choice khó hơn nhé, vì câu trả lời cứ giống giống nhau, phải biết cách chọn để ko bị choáng =]]), thời gian dài, số lượng câu nhiều .
    1. Specialty: Cũng như cái tên, nó thật sự đặc biệt. Mình vẫn chưa thi cái này nhưng đang nghiên cứu trong plan sắp tới. Theo 1 số nguồn tin thì có lẽ nó khó gần ngang với Professional level. Theo ý kiến bản thân thì có thể nó khó là do nó tập trung vào chuyên sâu 1 vấn đề, yêu cầu chuyên môn cao nhưng lại ko cần quá rộng về AWS. Mình sẽ update thêm sau khi lấy được level này.
  3. Các Thành Viên trong gia đình AWS Certs: Mình sẽ mô tả từng cert một và những cái cần focus để chuẩn bị đủ kiến thức cho thi và công việc thật. Ở đây mục đích là thi thật, kiến thức thật để đảm bảo khi thi xong có thể làm việc đc nhé.
    Mình ko quan tâm bạn có dùng bất kì cái gì khác cho dễ pass hơn (cái này cũng dễ hiểu vì chi phí thi khá cao mà) nhưng hảy đảm bảo rằng bạn thực sự xứng đáng với level của bạn. Đừng để tới lúc bị …. trong buổi phỏng vấn nhé (o,.,o) Những thông tin khác vui lòng vào trang chủ của AWS Training.
    Mình sẽ sắp xếp theo thứ tự thi mà mình nghĩ là tốt nhất theo kinh nghiệm bản thân.  
      1. AWS Certified Solution Architecture – Associate
        Services trọng tâm: Chủ yếu là các services cơ bản như VPC, EC2 (Riêng trong EC2 services bao gồm rất nhiều services con, cần phải biết hết), RDS, S3, SNS, CloudWatch, IAM, Route53, CloudFront, DirectConnect,…
        Hiểu ở mức cơ bản, cách liên kết với nhau. Cách dùng AWS Console và CLI.
      2. AWS Certified Developer – Associate
        Services trọng tâm: S3 (Naming Best Practice, CORS, Static Web,…), DynamoDB, SNS, SQS, Kinesis, Lambda, EC2, RDS, IAM
        Hiểu ở mức implementation bằng CLI và SDK. Vì 1 số service ở AWS Console sẽ thiếu một vài chức năng mà chỉ có CLI/API mới làm đc nên cũng cần biết về điều này.
      3. AWS Certified SysOps Administrator – Associate
        Services trọng tâm: AWS Principles, security, VPC, AWS Network, Logging (CloudTrail, CLoudWatch), Route53, Trusted Adviser, Consolidate Billing Account.
        Nên chú ý tới các con số limitation của các sẽ vị, sẽ có ra vài câu liên quan tới limitation.
      4. AWS Certified Solution Architecture – Professional
        Services trọng tâm: Hầu như tất cả các service thông dụng của AWS (giống cert Architecture – Associate) nhưng bạn phải hiểu rõ cơ chế làm việc của từng service, cách sử dụng và tích hợp với nhau.
        Mức độ rộng và sâu về AWS. Câu hỏi dài, ngoắc ngéo
      5. AWS Certified DevOps Engineer – Professional
        Services trọng tâm: Tất cả những cái liên quan tới Ops: CloudFormation (WaitConditionHandlers và WaitCondition), Elastic Beanstalk (.ebextensions,…), OpsWork. Blue/Green conceptCloudWatch và các metrics, CloudTrail. AutoScalingGroup: life cycle hook, states, policies. SQS vs Kinesis, Consolidate Billing Account.
        Mức độ xoáy sâu về cả Dev + Ops bằng AWS. Câu hỏi dài, ngoắc ngéo và đặc biệt là nhiều multiple choise (~40% số câu)
        Mình đã ôn theo một người chia sẻ từ đây. VìAWS Certified Advanced Networking – SpecialtyAWS Certified Big Data – Specialty
        Hai cert đặc biệt này mình chưa thi nên chưa thể nói gì nhiều được. Hẹn vào lần sau nhé ^^!
  4. Tài Liệu: Google là 1 người bạn tốt với tất cả ai đang làm trong ngành IT này. Hãy tận dụng google tối đa. Ngoài ra trong thời gian mình ôn luyện, mình thuờng xuyên lên StackOverFlow xem các câu hỏi có tag AWS, có rất nhiều cái thực tiễn mình có thể học hỏi, ôn luyện lại kiến thức từ đó. Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi bạn có thể trả lời được (cho đi là nhận lại ^^!) và câu nào ko trả lời được thì hãy follow chờ câu trả lời của người khác. Acloud.guru cũng là 1 trang dạy AWS rất tuyệt, tất nhiên là ko free rồi. Bạn bỏ tiền mua kiến thức, kiến thức sẽ giúp bạn kiến lại tiền và còn nhiều hơn những gì bạn đã bỏ ra => đừng tiếc tiền vì học vấn.
  5. AWS Hands-on: Nghĩa là các bạn phải có kinh nghiệm sử dụng AWS thực sự hoặc là kinh nghiệm qua các bài lab. Riêng bản thân mình với kinh nghiệm 5 năm AWS mà mình vẫn phải hàng ngày sử dụng AWS để nắm sâu hơn. Nếu ai chưa có kinh nghiệm thì có thể kiếm các bài lab free hoặc là đăng kí AWS account để làm thử. AWS có hỗ trợ Free Tier, sẽ có giảm giá hoặc miễn phí 1 khoảng thời gian tùy từng lại services, hãy nhớ đọc kĩ document về giá trước khi sử dụng để tránh mất tiền oan nhé 😀
  6. Pre-Testing: Mình recommend nên mua tài khoản trên Whizlabs: bao gồm Free Test và Practice Test. Theo mình đánh giá thì đề trên Whizlabs khá là hay, khó hơn đề thật và bao trùm tất cả kiến thức cần thiết để pass đề thật. Chỉ cần các bạn làm và có thể hiểu giải thích của tất cả các câu trong Whizlabs thì đảm bảo đi thi sẽ pass. Về mặc logical sẽ như nhau. Ngoài ra có thể làm thử bài test official của AWS, có vẻ sẽ không ra trong đề thi thật nhưng bạn sẽ biết cách ra đề để không bỡ ngỡ. Bật mí là mình tạch trong lần đầu thi vì nhìn bài thi khá là bỡ ngỡ hehe!
  7. Đọc Thêm: Mình khuyên các bạn nào tính theo hướng cloud AWS thì nên bookmark AWS Blog, đọc hàng ngày, nó sẽ rất có ích đó. Sau khoảng 6 tháng bạn sẽ nhận ra lượng kiến thức bạn nhận được từ việc đọc AWS Blog sẽ lớn thế nào. Trust Me, I got it.
  8. WhitePapers: cũng là 1 loại tài liệu nhưng mình muốn chia riêng nó ra vì muốn nhấn mạnh nó, vì nó quan trọng. Với cái tên này có thể dịch là “Giấy Trắng”. Cũng như Vô Tự Thiên Thư trong film Hòa Thượng Thiếu Lâm Tự vậy, với một vài người thì là giấy trắng nhưng với anh em AWS thì nó là bí kíp võ công. Nó lưu giữ rất nhiều kiến thức bổ ích được đúc kết lại, mô tả rõ ràng nhưng lại không dễ để tiếp thu. Hehe! Bí kíp võ công mà.
  9. Thứ Tự Lấy Cert: Tuy là theo AWS thì họ chia mức đệ dễ -> khó rồi và bạn có thể follow theo đó nhưng mà theo kinh nghiệm bản thân thì rút ra được thứ tự khá phù hợp như sau:
    1. Architecture Associate: Giúp cho nắm kiến thức cơ bản về AWS, tổng quan về hầu hết các services phổ biến. Sẽ tốn nhiều thời gian nhưng lại có được nền tảng vững chắc.
    2. Dev Associate: Cert này thì lại crop nhỏ lại, tập trung sâu vào 1 vài services. Khá là dễ thi nên để ở thứ 2.
    3. SysOps Associate: Cert này cũng chỉ crop tập trung vào 1 vài services, khó hơn Dev Associate 1 chút.
    4. Architecture Professional: Giúp mở rộng và cả chuyên sâu về AWS. Phải nắm kiến thức cực chắc. Khó tương đương với DevOps Pro nhưng bản thân mình nghĩ nên biết rộng trước, sâu sau sẽ tốt hơn.
    5. DevOps Professional: Sau khi biết rộng thì crop nhỏ lại chỉ vào phần DevOps thôi.

Đây chỉ là bài viết mang tính chia sẻ theo kinh nghiệm bản thân và point ra 1 số điểm quan trọng giúp cho các bạn có thêm tự tin và định hướng trong việc học về AWS là luyện lấy certs. Vì vậy mình luôn nhấn mạnh các bạn phải follow theo document của AWS nhé, AWS update hàng ngày mà.

Chúc mọi người học tốt nhé! 

!!!Hãy cùng nhau Cloudization nào!!!!

Reference:

  1. AWS White Papers
  2. AWS Certifications
  3. DevOps Pro Exam Tips
  4. Passing-the-aws-devops-engineer-professional-exam
  5. GOOGLE 😀

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *